Innehållspublicerare

null Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện Kế hoạch Phòng chống Khủng bố giai đoạn 2021-2022

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện Kế hoạch Phòng chống Khủng bố giai đoạn 2021-2022

Thực hiện văn bản số 8147/NHCS-KTNB ngày 13/9/2021 của NHCSXH v/v triển khai Kế hoạch Phòng chống Khủng bố (PCKB) giai đoạn 2021-2022.

Ngày 13 tháng 9 năm 2021, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành văn bản số 8147/NHCS-KTNB v/v triển khai Kế hoạch PCKB giai đoạn 2021-2022. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh, Giám đốc phòng giao dịch huyện, thành phố thực hiện, cụ thể:

1. Xây dựng, hoàn thiện phương án PCKB tại đơn vị và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng phương án PCKB; triển khai thực hiện phương án, xây dựng kịch bản và tổ chức diễn tập phương án PCKB phù hợp với quy mô, tính chất, điều kiện của từng đơn vị nhằm đảm bảo an toàn về con người và tài sản nhằm đảm bảo an toàn về con người và tài sản.

2. Hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra khủng bố, tài trợ khủng bố. Trang bị công cụ, thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động tại các đơn vị NHCSXH, phòng ngừa, ứng phó kịp thời và kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các boạt động khủng bố (nếu có).

3. Phòng Tin học phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường triển khai PCKB trên không gian mạng, kiểm tra, đánh giá, rà quét điểm yếu an ninh, an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống NHCSXH.

4. Tăng cường phối hợp với cơ quan PCKB trên địa bàn trong triển khai nhiệm vụ PCKB, tài trợ khủng bố. Đẩy mạnh phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống KB, tài trợ khủng bố với các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, phân tích báo cáo giao dịch đáng ngờ của đơn vị.

5. Thực hiện các quy định của Pháp luật và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về công tác PCKB và tài trợ khủng bố. Tăng cường rà soát chứng từ, giao dịch khi cung ứng các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực ngân hàng như Huy động tiền gửi cá nhân, điện chuyển khoản ngân hàng hoặc các giao dịch với khách hàng liên quan đến các lĩnh vực có rủi ro cao như Bất động sản, chuyển tiền ngầm… Trong quá trình thực hiện giao dịch, nếu phát hiện giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ hoặc có dấu hiệu liên quan đến tội phạm, các đơn vị báo cáo về Chi nhánh tỉnh theo quy định (thông qua Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ).

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCKB, tài trợ khủng bố, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống NHCSXH về công tác PCKB, bao gồm: Luật Phòng, chống khủng bố 28/2012/QH13 ngày 12/6/2013 của Quốc hội; Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về Phòng, chống rửa tiền; Nghị số 122/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tạm dừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và Quyết định số 97/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2015 của Hội đồng Quản trị NHCSXH về việc ban hành quy định phòng, chống rửa tiền trong hệ thống NHCSXH.

Văn Lợi

Innehållspublicerare