Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh họp giao ban trực tuyến tháng 7 và phương hương tháng 8 năm 2021
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh họp giao ban trực tuyến tháng 7 và phương hương tháng 8 năm 2021
Thực hiện theo Thư mời số 620/TM-NHCS ngày 04/8/2021 của NHCSXH tỉnh về việc họp giao ban bằng hình thức trực tuyến.
Ngày 06 tháng 8 năm 2021, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tổ chức họp trực tuyến, thành phần tham dự họp về phía Chi nhánh Giám đốc Chi nhánh – chủ trì, các Phó giám đốc và Trưởng phó phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh; Ban Giám đốc PGD, tổ trưởng tổ kế hoạch – Nghiệp vụ cùng tham dự họp.
Ông Lê Thanh Tùng – Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng Hội sở tỉnh đã báo cáo dự thảo kết quả hoạt động tháng 7 và phương hướng tháng 8 năm 2021, như sau:
I. CÔNG TÁC THAM MƯU, CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA CHI NHÁNH:
1. Tham mưu UBND tỉnh, Ban đại diện tỉnh:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản số 359/UBND-THVX ngày 20/7/2021 về việc triển khai thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do Covid -19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết đinh 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng.
- Tham mưu Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận 06-KL/TW ngay 10/6/2021 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
- Tham mưu Trưởng Ban đại diện tỉnh phê duyệt kế hoạch tín dụng 2022.
2. Công tác chỉ đạo của Chi nhánh:
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo cán bộ thực hiện tốt công tác phòng chông dịch bệnh Covid – 19; thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế; Phân công 50% cán bộ làm việc tại cơ quan và 50% làm việc tại nhà, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh.
- Tổng kết phong trào thi đua quí II, phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng tháng cuối năm 2021.
- Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và QĐ 23/2021/QĐ-TTg:
+ Triển khai văn bản 6199/HD-NHCS ngày 08/7/2021, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, đến cán bộ viên chức của Chi nhánh theo hình thức trực tuyến.
+ Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, Đài truyền hình thực hiện tọa đàm, trả lời, giài đáp ý kiến trực tiếp của người dân qua đài truyền hình tỉnh; Chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện tham mưu Ban đại diện có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện.
+ Kết quả, đến ngày 5/8/2021, Chi nhánh đã tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ được Trung ương thống nhất phê duyệt 01 hồ sơ, vay vốn trả lượng 236 lượt lao động, số tiền 724 triệu đồng. 03 hồ sơ tại TPCL, Tam Nông đang hướng dẫn Người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.
- Về hoạt động giao dịch xã: Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Đồng Tháp bắt đầu thực hiện giản cách theo chỉ thị 15 và 16 từ đầu tháng 7. Do đó trong tháng 7 Chi nhánh phải dời giao dịch 107 điểm, dự kiến trong tháng 8 (đến hết ngày 15/8) dời 85 điểm giao dịch nữa.
II. Hoạt động tín dụng:
1. Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/7/2021 là 3.798.707 triệu tăng 123.940 triệu so đầu năm, trong đó:
a. Nguồn vốn Trung ương: 2.975.860 triệu đồng, tăng 163.998 triệu so đầu năm. Nguồn vốn Trung ương giao tăng trưởng các chương trình cho vay đến 31/7/2021 là 223.300 triệu, các Phòng giao dịch đã tích cực phối hợp với Hội đoàn thể, chính quyền địa phương xét giải ngân cơ bản hoàn thành chỉ tiêu giao. Hiện nguồn vốn còn tồn đọng của một số chương trình cho vay như:
- Hộ nghèo, hộ Cận nghèo, hộ Mới thoát nghèo: tồn 3.204 triệu (TP Cao Lãnh 887 triệu, TP Hồng Ngự 433 triệu, huyện Hồng Ngự 367 triệu, Lai Vung 278 triệu…).
- Nước sạch và VSMT nông thôn: tồn 1.798 triệu (Tam Nông 365 triệu, H.Hồng Ngự 265 triệu, TP Cao Lãnh 188 triệu…).
- Cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Tồn 6.087 triệu (Lai Vung 1.324 triệu, Châu Thành 678 triệu, TPSĐ 575 triệu, H. Cao Lãnh 537 triệu, Thanh Bình 523 triệu….).
- Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP: Tồn 5.960 triệu đồng (TPSĐ 1.492 triệu, Lấp Vò 899 triệu, TPHN 866 triệu, Châu Thành 579 triệu…).
b. Nguồn vốn huy động tại địa phương: 565.734 triệu đồng, tăng 63.400 triệu so đầu năm, đạt 90,5% kế hoạch Trung ương giao. Trong đó:
- Tiền gửi của tổ chức và cá nhân là 331.120 triệu tăng 44.152 triệu so đầu năm.
- Tiền gửi thông qua tổ TK&VV là 234.614 triệu tăng 19.249 triệu so đầu năm.
c. Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương:
- NHCSXH tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện tiếp tục được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Cấp ủy, Chính quyền địa phương trong việc dành một phần vốn ngân sách chuyển sang ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Đến 31/7/2021 là 437.113 triệu đồng, tăng 16.367 triệu đồng so năm 2020, đạt 54,5% kế hoạch Trung ương giao (Kế hoạch tăng 30.000 triệu). Trong đó vốn nhận ủy thác cấp tỉnh là 356.505 triệu đồng, tăng 3.000 triệu so đầu năm; Vốn nhận ủy thác cấp huyện là 80.607 triệu đồng, tăng 10.646 triệu (04 PGD chưa đạt kế hoạch năm gồm: Lai Vung, H.Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông).
2. Sử dụng vốn:
a. Doanh số cho vay: 14.398 triệu, lũy kế từ đầu năm 604.325 triệu đồng.
b. Doanh số thu nợ: 19.001 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm 477.329 triệu
c. Dư nợ: Tổng dư nợ đến 31/7/2021 là 3.666.445 triệu đồng, tăng 125.705 triệu so đầu năm, tỷ lệ tăng dư nợ 3,55% so với đấu năm. Nguyên nhân tăng trưởng dư nợ thấp do Chi nhánh có một số chương trình hết thời hạn cho vay theo quy định (Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Cho vay nhà ở hộ nghèo theo QĐ 167, 33; Cho vay hộ SXKD vùng KK, Thương nhân hoạt động thương mại…)
d. Nợ quá hạn, nợ khoanh 32.598 triệu đồng, chiếm 0,89%, tăng 327 triệu so đầu năm (04 PGD giảm so đầu năm gồm: Châu Thành giảm 65 triệu, H.Hồng Ngự giảm 32 triệu, Tân Hồng giảm 730 triệu và TP Hồng Ngự giảm 211 triệu), trong đó:
* Nợ quá hạn đến 31/7/2021 là 8.867 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,24% (nợ quá hạn tăng 2.977 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0,07%), trong đó có Phòng giao dịch huyện Tân Hồng và TP Hồng Ngự nợ quá hạn giảm so đầu năm.
Nguyên nhân nợ quá hạn: Theo phân tích từ Phòng giao dịch, chủ yếu do người vay bỏ địa phương đi làm ăn xa nhiều năm số tiền 2.516 triệu chiếm 28,3% nợ quá hạn; Người vay bệnh, chết, mất năng lực hành vi dân sự… 1.568 triệu; thiên tai, dịch bệnh 1.483 triệu, các nguyên nhân còn lại khác là 3.300 triệu.
* Nợ khoanh là 23.730 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,65% (giảm 2.650 triệu so đầu năm, tỷ lệ giảm 0,1% so đầu năm).
3. Phân loại dư nợ cho vay:
a Dư nợ phân theo Hội đoàn thể:
Hội ĐT |
Dư nợ 31/7/2021 |
Nợ xấu |
Dư nợ 2020 |
Tăng/giảm so 2020 |
|||||
Tổ |
Hộ |
Tiền (tr) |
Quá hạn |
Khoanh |
|||||
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
||||||
Hội ND |
921 |
42.865 |
1.071.759 |
2.197 |
0,21% |
6.835 |
0,64% |
1.041.623 |
30.136 |
Hội PN |
860 |
39.716 |
975.215 |
2.158 |
0,22% |
5.550 |
0,57% |
937.180 |
38.035 |
Hội CCB |
705 |
32.994 |
814.115 |
1.428 |
0,18% |
5.766 |
0,71% |
792.541 |
21.574 |
Đoàn TN |
686 |
31.629 |
762.529 |
1.786 |
0,23% |
5.510 |
0,72% |
723.313 |
39.216 |
CV trực tiếp |
|
831 |
42.827 |
1.299 |
3,03% |
69 |
0,16% |
46.083 |
-3.256 |
Tổng cộng |
3.172 |
148.035 |
3.666.445 |
8.868 |
0,24% |
23.730 |
0,64% |
3.540.740 |
125.705 |
b Phân loại dư nợ theo chương trình cho vay:
Chương trình cho vay |
Dư nợ năm 2020 |
Tăng giảm so năm 2020 |
Dư nợ 31/7/2021 |
TĐ: Nợ xấu |
||||
Món |
Tiền (tr) |
Quá hạn |
Khoanh |
|||||
ST (tr) |
% |
ST (tr) |
% |
|||||
1. Hộ nghèo |
298.315 |
-25.958 |
15.618 |
272.357 |
1.849 |
0,68% |
13.558 |
4,98% |
2. Hộ cận nghèo |
292.906 |
38.277 |
12.414 |
331.183 |
399 |
0,12% |
2.093 |
0,63% |
3. Hộ mới thoát nghèo |
763.565 |
98.728 |
33.685 |
862.293 |
494 |
0,06% |
1.247 |
0,14% |
4. Học sinh sinh viên |
487.648 |
-19.675 |
13.776 |
467.973 |
1.844 |
0,39% |
0 |
0,00% |
5. NS&VSMT NT |
735.884 |
79.597 |
66.121 |
815.481 |
1.112 |
0,14% |
4.440 |
0,54% |
6. Giải quyết việc làm |
269.626 |
18.491 |
8.263 |
288.117 |
491 |
0,17% |
766 |
0,27% |
7. XKLĐ |
209.065 |
-42.917 |
2.985 |
166.148 |
1.736 |
1,04% |
201 |
0,12% |
8. Hộ SXKD KK |
129.230 |
-8.921 |
3.624 |
120.309 |
70 |
0,06% |
1.124 |
0,93% |
9. TN khó khăn |
4.064 |
-1.100 |
71 |
2.964 |
90 |
3,04% |
0 |
0,00% |
10. Nhà ở Xã hội |
54.292 |
14.038 |
234 |
68.330 |
0 |
0,00% |
0 |
0,00% |
11. Nhà trả chậm |
212.266 |
-20.197 |
13.542 |
192.069 |
494 |
0,26% |
277 |
0,14% |
12. Nhà ở HN QĐ 167 |
49.146 |
-9.039 |
5.224 |
40.107 |
289 |
0,72% |
24 |
0,06% |
13. Nhà ở HN QĐ 33 |
26.671 |
-266 |
1.079 |
26.405 |
0 |
0,00% |
0 |
0,00% |
14. CV ngừng việc do Covid |
839 |
135 |
2 |
974 |
0 |
0,00% |
0 |
0,00% |
15. Cho vay khác (138, Khởi nghiệp của TĐ) |
7.223 |
4.513 |
47 |
11.736 |
0 |
0,00% |
0 |
0,00% |
Tổng cộng |
3.540.740 |
125.705 |
176.685 |
3.666.445 |
8.868 |
0,24% |
23.730 |
0,65% |
c. Phân loại dư nợ theo Phòng giao dịch:
Huyện, thị, thành |
Dư nợ 2020 |
Tăng, giảm so với đầu năm |
Dư nợ 31/7/2021 |
TĐ: Nợ xấu |
|||||
Tổ |
Hộ |
Tiền (tr) |
Quá hạn |
Khoanh |
|||||
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
||||||
1. TPCL |
262.547 |
8.595 |
223 |
10.077 |
271.142 |
470 |
0,17% |
2.314 |
0,85% |
2. Châu Thành |
301.476 |
15.141 |
283 |
12.055 |
316.617 |
92 |
0,03% |
572 |
0,18% |
3. Lai Vung |
284.089 |
11.380 |
280 |
12.622 |
295.469 |
1.421 |
0,48% |
771 |
0,26% |
4. Lấp Vò |
300.103 |
19.281 |
314 |
13.723 |
319.384 |
982 |
0,31% |
1.740 |
0,54% |
5. H Cao Lãnh |
317.191 |
6.309 |
295 |
13.251 |
323.500 |
558 |
0,17% |
218 |
0,07% |
6. Tháp Mười |
322.465 |
-526 |
267 |
12.613 |
321.939 |
853 |
0,26% |
2.995 |
0,93% |
7. Thanh Bình |
298.682 |
9.673 |
300 |
14.607 |
308.355 |
284 |
0,09% |
1.920 |
0,62% |
8. Tam Nông |
285.567 |
11.670 |
293 |
13.466 |
297.237 |
1.128 |
0,38% |
1.509 |
0,51% |
9. Hồng Ngự |
385.371 |
9.625 |
293 |
15.286 |
394.996 |
561 |
0,14% |
1.574 |
0,40% |
10. Tân Hồng |
305.790 |
10.672 |
281 |
13.347 |
316.462 |
1.875 |
0,59% |
8.435 |
2,67% |
11. TP Sa Đéc |
231.012 |
17.230 |
161 |
7.856 |
248.242 |
516 |
0,21% |
268 |
0,11% |
12. TX H Ngự |
246.446 |
6.655 |
182 |
9.019 |
253.101 |
129 |
0,05% |
1.414 |
0,56% |
Tổng cộng |
3.540.740 |
125.705 |
3.172 |
147.922 |
3.666.445 |
8.868 |
0,24% |
23.730 |
0,65% |
4. Hoạt động Tổ TK&VV: Tổng số tổ TK&VV đến 31/7/2021 là 3.172 tổ TK&VV, chưa thực hiện việc phân loại tổ TK&VV tháng 7 (do tháng 7 nhiều điểm giao dịch, không giao dịch do dịch bệnh covid – 19)
5. Thu lãi và lãi tồn đọng: Do tháng 7 có đến 107 điểm giao dịch phải dời sang tháng 8 do đó tỷ lệ thu lãi tháng chỉ đạt 23,5%; tỷ lệ thu lãi 7 tháng đạt 91,2%. Lãi tồn 83.863 triệu tăng 17.338 triệu so tháng 6.
III. Kế toán – Ngân quỹ:
- Hạch toán phân bổ vốn ủy thác đầu tư địa phương quý 2/2021.
- Thực hiện mua sắm tài sản năm 2021 tại Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch theo Thông báo số 5730/NHCS-KTTC ngày 22/6/2021 của Tổng Giám đốc.
- Quyết toán chi phí đào tạo cán bộ mới tuyển dụng năm 2021.
III. Hành chính – Tổ chức:
- Tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 như: Đăng ký cho cán bộ tiêm Vaccin; Mua sắm trang thiết bị y tế; Hỗ trợ chi phí cho CBVCLĐ mua sắm thiết bị y tế và hỗ trợ sinh hoạt phí cán bộ làm việc tại cơ quan, Ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19 các địa phương trong tỉnh; Phân phối kinh phí, hiện vật của các chi nhánh ủng hộ cho tỉnh Đồng Tháp….
- Tổng kết khen thưởng Quý 2/2021. Trình NHCSXH vinh danh đối Cán bộ NHCSXH và thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH nghỉ hưu.
- Bổ nhiệm lại chức danh Trưởng phòng Tin học.
IV. Tin học: Triển khai đầy đủ, kịp thời các phiên bản cập nhật phần mềm ứng dụng của Trung tâm công nghệ thông tin và các chỉ đạo của Tổng giám đốc. Thực hiện các báo cáo chuyên đề kịp thời, đúng quy định.
V. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, trong tháng 7 không thực hiện được việc kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Phòng giao dịch và thành viên Ban đại diện cấp tỉnh cũng không tổ chức được việc kiểm tra.
B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ THÁNG 8/2021
I. Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng:
- Rà soát điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng các chương trình cho vay từ nay đến cuối năm, lập tờ trình điều chỉnh gửi về Phòng KHNVTD trước ngày 10/8/2021.
- Tiếp tục tuyên truyền và triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19.
- Khẩn trương giải ngân đối với nguồn vốn còn tồn đọng.
- Về công tác đôn đốc thu nợ, thu lãi: Tình hình dịch bệnh phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đến hạn phân kỳ, thu lãi… Trong thời gian tới chúng ta cần phát huy hơn nữa việc đôn đốc thu nợ quá điện thoại, tin nhắc… tăng cường phối hợp với Hội đoàn thể, tổ TK&VV qua Zalo nhóm…
- Hoàn thiện việc rà soát hỗ trợ lãi suất cho vay XKLĐ nguồn vốn địa phương.
II. Kế toán – Ngân quỹ:
- Tiếp tục thực hiện mua sắm tài sản năm 2021 tại Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch huyện, thành phố theo Thông báo số 5730/NHCS-KTTC ngày 22/6/2021 và thông báo bổ sung số 6866/NHCS-KTTC ngày 30/7/2021 của Tổng Giám đốc.
- Thực hiện thanh lý TSCĐ là Nhà cửa, vật kiến trúc PGD Tân Hồng theo Thông báo số 6533/NHCS-KTTC ngày 19/7/2021 của Tổng Giám đốc.
III. Hành chính – Tổ chức:
- Tiếp tục triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh, cán bộ nghiêm túc chấp hành các quy định của địa phương về phòng chống dịch bệnh Covid – 19.
-Tổng hợp danh sách Cán bộ Hội đoàn thể tham gia Cuộc thi tìm hiểu 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư
- Giao chỉ tiêu thi đua Quý 3/2021.
- Tổng hợp góp ý dự thảo Nội quy lao động của NHCSXH Việt Nam.
IV. Kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Tham mưu Trưởng BĐD tỉnh và thành viên BĐD các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát địa bàn được phân công bằng các phương thức phù hợp. Đôn đốc Giám đốc PGD giúp thành viên BĐD cùng cấp tổ chức KTGS địa bàn được phân công.
- Thành lập đoàn kiểm tra nội bộ tại PGD còn lại trong kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2021 (khi hết giản cách xã hội của chính quyền địa phương).
- Tổ chức tự kiểm tra hồ sơ trong thời gian làm việc tại đơn vị khi thực hiện giãn cách chống dịch, vận hành tiện ích KT740 để khắc phục (nếu có phát sinh sai sót).
* ông Lại Văn Bé Chín – Giám đốc Chi nhánh - Chủ trì phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến, định hướng các nhiệm vụ thực hiện tháng 8 năm 2021 yêu cầu Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh và Giám đốc phòng giao dịch huyện, thành phố thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp, các cán bộ phân công làm việc online phải hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Chỉ đạo không chia sẻ các thông tin, bài báo, tin đăng không chính thống về tình hình dịch ở địa phương, phát ngôn với các đơn vị liên quan phải đúng với các văn bản chỉ đạo của NHCSXH.
- Khi hết giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, yêu cầu các bộ phận, tổ giao dịch lưu động thường xuyên tiếp xúc khách hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp “5K” của Bộ Y tế, các trang bị bảo vệ phòng, chống dịch (kính chắn, kính đeo, khẩu trang, máy khử khuẩn tự động…).
- Chủ động báo cáo UBND huyện, thành phố, phối hợp với các đơn vị có liên quan các danh sách doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, chủ động liên hệ các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu vay vốn của cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về cho vay theo Quyết định 138, các Phòng giao dịch huyện, thành phố chủ động phối hợp nắm nhu cầu hộ vay, từ nay đến cuối năm mỗi đơn vị giải ngân ít nhất 01 tỷ đồng/đơn vị.
- Giao Phòng Kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng phối hợp với Sở Lao động TB&XH trình UBND tỉnh đồng ý chủ trương giảm lãi cho các đối tượng đi xuất khẩu lao động theo văn bản 277 của NHCSXH tỉnh và xin ý kiến chỉ đạo hồ sơ bổ sung sau.
Đối với người vay xuất khẩu lao động tại huyện Tam Nông có hộ khẩu tại địa phương nhưng không cư trú thường xuyên thì các đơn vị phối hợp UBND xã, thị trấn xem xét lại các trường hợp này, đảm bảo khi cho vay phải thu nợ phân kỳ, lãi tồn đọng và nợ đến hạn, xem xét trách nhiệm cán bộ tín dụng cho vay không theo dõi đôn đốc thường xuyên dẫn đến phải chuyển nợ quá hạn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch và Chi nhánh. Giao Phòng Kiểm tra KS - NB và phòng Kế hoạch – nghiệp vụ tín dụng hướng dẫn và kiểm tra giám sát thực hiện việc trả nợ phân kỳ, nợ lãi tồn và nợ đến hạn của các món vay Xuất khẩu lao động, đơn vị cho vay trực tiếp.
- Về vốn còn tồn đọng chưa giải ngân được, các đơn vị phải giải ngân trong tháng 8 và tháng 9 hoàn thành xong.
- Về chất lượng tín dụng của đơn vị, phải quán triệt thực hiện tốt 04 nội dung, gồm: cho vay, thu nợ đến hạn (thu nợ phân kỳ), tỷ lệ thu lãi và thu tiết kiệm hàng tháng, các đơn vị có “chất lượng hoạt động của điểm giao dịch nào yếu, kém” thì xem xét hạ 01 bậc phân loại đánh giá hàng tháng cá nhân và tập thể (nếu có).
(ảnh Giám đốc Chi nhánh chủ trì phát biểu chỉ đạo tại trực tuyến tháng 7 năm 2021)
Văn Lợi